海外各国からGCへ留学中の学生が、日本での学びをレポート。
日本で出合った新鮮な体験を生き生きと伝えます。
2021.11.18
今年、「日本の社会実習B」という科目を登録し、3つの実習先を訪れる機会がありました。それぞれテーマが異なります。今回は、昔から京都にある日本の伝統的な旅館を訪れてきました。
Năm nay mình đăng ký môn thực tập xã hội và mình có cơ hội đi tham quan 3 nơi có chủ đề khác nhau. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn về 1 khách sạn truyền thống kiểu Nhật đặc trưng và lâu đời ở Kyoto, Nhật Bản.
柊家―1818年に設立され、200年前からずっと日本の伝統的な空間を維持しています。昔、柊家に宿泊するお客さんは商人、政治家、詩人、芸人などでしたが、海外の有名人もこの和な空間を体験しています。現在、京都でゆっくり休みたい人、柊家のプロからのおもてなしを体験したい人、または日本の伝統的な雰囲気を味わいたい外国人観光客 などが数多く訪れています。
Khách sạn Hiiragiya – được xây dựng vào năm 1818, nơi giữ không gian cổ và truyền thống của Nhật từ 200 năm về trước cho tới nay. Ban đầu, Hiiragiya được mở ra cho những thương nhân ở lại qua đêm, sau đó là những nhà chính trị, nhà thơ, nghệ sĩ, nhà văn hóa, và những người nổi tiếng nước ngoài đến để hưởng thụ không gian thanh bình và yên lắng ở đây. Hiện nay, khách tới Hiiragiya là những người khách tham gia Kyoto, những người muốn dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn và muốn nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp và tận tình của người làm tại Hiiragiya, hay những khách du lịch người nước ngoài muốn được phục vụ theo phong cách truyền thống Nhật Bản.
今回、柊家を案内してくださった方はこの旅館の女将、西村明美さんです。毎回、私たちが部屋に入る時にスリッパを脱ぐと、向きを変えてくださいました。これは日本の習慣の1つです。一般的な住宅ではあまり見かけませんが、このような日本の伝統的な場所や日本人の家では靴を揃える習慣が見られます。玄関から入ったままの向きで靴を脱ぎ、一度玄関に上がってから座って、つま先を逆向きにして靴をそろえるのがマナーです。欧米人は靴をあまり脱がないし、ベトナム人は靴の向きに気にしないので、それを見て日本の習慣を学びました。
Người dẫn chúng mình đi tham quan Hiiragiya là bà Nishimura Akemi. Khi đến những nơi truyền thống của Nhật, việc xoay chiều giày đã được cởi ra theo hướng thuận với khi bạn xỏ giày vào là 1 trong những công việc của họ. Tại đây, chúng mình đi tham quan từng phòng đều là sàn bằng chiếu nên mỗi lần vào 1 phòng là phải bỏ dép ra 1 lần. Đến khoảng phòng thứ 3 thì chúng mình đã tự túc bỏ dép và theo đúng chiều thuận với khi xỏ dép, để họ không mất công chỉnh lại. Đây cũng là 1 văn hóa đặc trưng của người Nhật, khi người Âu Mỹ thì ít khi bỏ giày dép, hay người Việt Nam mình thì không quan trọng đến hướng để giày, thì có thể thấy Nhật khác biệt so với văn hóa của nước mình phải không.
抹茶―私たちは抹茶をいただきました。もし、あなたがこの抹茶をインスタントやペットボトルから出したものだと考えていたら、私たちがいただいた抹茶に驚きますよ。私たちのためにわざわざ点てて下さった薄茶です。茶の茶碗はご飯のお椀より大きく、きれいな模様があります。抹茶と一緒に日本のお菓子が出されました。頂くときに、最初にお菓子を食べてから抹茶を飲みます。茶碗を持ちあげたら2回ほど回し、飲んでからもとに回します。お菓子の甘みと抹茶の苦みは完璧な組み合わせです。
Matcha, là 1 trong những loại trà nổi tiếng nhất và dùng để tiếp khách trong những khách sạn mang phong cách truyền thống. Có thể bạn sẽ tưởng tượng là những cốc matcha pha hòa tan, hay là được đổ ra từ một cái chai mua sẵn ở siêu thị, thì bạn sẽ bất ngờ với matcha được phục vụ ở khách sạn truyền thống. Chén trà to hơn chiếc bát ăn cơm của Việt Nam và có hoa văn, có hình dáng không được tròn thật tròn như bát ăn cơm. Kèm theo đó là 1 loại bánh hoặc kẹo truyền thống của Nhật, mình đi tham quan đúng đợt trung thu nên được cho bánh trung thu kiểu Nhật. Khi được phục vụ trà, phần hoa văn của chén trà sẽ được người phục vụ xoay về phía trực diện của bạn, để bạn ngắm nhìn vẻ đẹp của chén trà. Đầu tiên là ăn bánh, kẹo trước. Sau đó là uống trà. Khi bạn cầm chén trà lên, bạn sẽ phải xoay nhẹ 2 lần về phía bên trái, dừng lại ở chỗ không có hoa văn của chén trà và uống. Sau khi uống 1 ngụm thì xoay ngược lại để phần hoa văn được quay về phía chính diện của bạn. Vị ngọt của bánh và vị đắng của trà kết hợp lại tạo thành 1 vị ngon tuyệt vời.
茶道は日本の伝統的な文化です。今回は立てた抹茶をいただいたので、点て方は見ませんでした。ですが、私は同志社大学の和室で抹茶を点てる体験をしたので、点て方、食べ方、飲み方を少し知っています。茶道とは、一言では説明できないほど奥の深い素晴らしい文化なので、興味があったら調べてみてくださいね。
Văn hóa trà đạo là 1 văn hóa đặc trưng của Nhật, hay còn gọi trong tiếng Nhật là sado. Hôm nay chúng mình được chị phục vụ mang trà và bánh trực tiếp nên không nhìn được quá trình pha trà. Tuy nhiên, mình đã từng tham gia 1 buổi trải nghiệm pha trà ở phòng trà của trường đại học nên mình đã biết cách pha, cách uống, cách ăn bánh. Để nói ngắn gọn về văn hóa trà đạo thì rất khó nên nếu bạn có hứng thú thì có thể tìm hiểu nhé.
柊家の客室はそれぞれ異なっていて驚きました。江戸、明治、昭和時代に建築されて分かれています。さらに、現在は新館という現代の風景と日本の伝統を合わせた部屋もあります。木材は最も重要ですが各部屋に異なる木材が使われて、その部屋の特別なポイントになっています。
Về phòng của Hiiragiya thì mình rất bất ngờ là không có 1 phòng nào giống với phòng nào. Ở đây có 3 gian chính, được chia thành 3 thời kì ở Nhật đó là Edo, Meiji, Showa. Sau này Hiiragiya có xây dựng thêm gian mới để phù hợp với phong cách hiện đại nhưng vẫn nổi bật lên vẻ đẹp truyền thống của Nhật Bản ở không gian mới đó. Chất liệu gỗ là 1 trong những chất liệu quan trọng trong phong cách truyền thống này. Điều đặc biệt là ở chỗ, gỗ ở mỗi phòng lại có những đặc điểm khác nhau, tạo nên điểm đặc biệt cho chính căn phòng đó.
私が柊家で最も気に入ったのは、屋の中から窓の外の自然を眺めることです。2階、3階に上がっても庭園を見ることができます。庭園も日本の独特な手入れ、管理の仕方があります。小さな苔から木の枝、水の流れまで一つ一つ庭師が世話をしています。私は40種類の苔がある無鄰菴という日本の庭園に行ったことがあります。ここ、柊家にも美しい緑が溢れていました。
Cái mình thích và thấy thực sự là rất đẹp đó là tầm nhìn từ trong phòng ra ngoài, kể cả khi trên tầng 2 hay tầng 3, chúng mình đều có thể nhìn thấy vườn. Đây cũng là 1 văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và không nhầm lẫn được ở đâu khác. Vườn Nhật được chăm sóc kĩ càng từ những mảng rong rêu, từng cành lá hay cả dòng nước. Mình đã từng được đi Murinan, 1 trong những vườn Nhật đại diện cho Kyoto. Ở đây mình cũng được xem người làm vườn chăm sóc rêu và đặc biệt là có những hơn 40 loại rong rêu ở trong vườn. Nên khi đến Hiiragiya, mình rất bất ngờ khi kể cả ở trên tầng cao cũng có những mảnh vườn nhỏ và cây cối được trồng và chăm sóc ở ngoài hiên. Ở trên mình đã nói là từng phòng đều khác nhau, nhưng đều có 1 điểm chung là có thể cảm nhận được văn hóa truyền thống đặc trưng của Nhật.
柊家の中にいると、日本の伝統的な習慣や文化を感じることができます。まだまだたくさんあると思いますので、機会があればぜひ泊まりに来てみてください。私も泊まってみたいです。
Mình mong rằng mình sẽ có cơ hội tới đây 1 lần nữa với tư cách là khách ở lại, mình muốn người quen, người trong nhà mình hiểu them về văn hóa đặc trưng của Nhật, gói gọn trong 1 khách sạn cao cấp truyền thống của Nhật này.
グローバルコミュニケーション学部 日本語コース 3回生 グエン ドク マイ チャン